Đồng hồ đeo tay là một trong những phụ kiện thể hiện đẳng cấp của những người sử dụng chúng. Vì vậy mà chúng cần được sử dụng và bảo quản đúng cách để luôn được bền đẹp như mới.
Những chiếc đồng hồ đeo tay, nhất là những chiếc đồng hồ Thụy Sĩ cao cấp chính hãng có giá trị không hề nhỏ vì vậy chúng ta cần có cách chăm sóc những chiếc đồng cẩn thận và đúng cách. Đồng hồ đeo tay thường bị tác động từ bên ngoài gây ảnh hưởng đến đồng hồ như bụi bẩn, mồ hôi tay,...Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn một số cách sử dụng và bảo quản đồng hồ đeo tay đúng cách.
Điều chỉnh ngày, giờ đồng hồ đúng cách
Khi điều chỉnh ngày và giờ của đồng hò bạn nên chỉnh theo chiều tăng của lịch ngày, giờ mà không vặn ngược chúng. Khi vặn ngược sẽ khiến lò xo của các bộ phận trong đồng hồ bị ảnh hưởng và dễ dấn đến tình trạng sai số. Sau khi đã chỉnh xong phải để nút vặn vào vị trí ban đầu để tránh nước xâm nhập được vào đồng hồ.
Lên giây cót đồng hồ
Với những loại đồng hồ cơ thì hoạt động lên giây cót là một trong những hoạt động quan trọng nhất. Khi lên giấy cót đồng hồ cần vặn núm chỉnh nhẹ nhàng, điều chỉnh sao cho vừa tàm tay của mình và có cảm nhận được vừa căng là đủ, nếu làm căng hết cỡ sẽ khiến cho dây cót dễ bị đứt và hỏng bộ máy bên trong.
Lưu ý đến độ chịu nước của chiếc đồng hồ
Mỗi nhà sản xuất đều thiết kế cho chiếc đồng hồ của mình một độ chịu nước riêng, chúng thường được ghi lại để người sử dụng đồng hồ có thể nắm bắt được. Khi đã biết được độ chịu nước của chiếc đồng hồ bạn cần sử dụng chúng đúng cách tránh làm hư hại chiếc đồng hồ khi tiếp xúc với nước quá mức. Nhất là núm điều chỉnh của chiếc đồng hồ, cần chú ý rằng chúng đã ở vị trí trong cùng khi tiếp xúc với nước.
Riêng với đồng hồ Chronograph, bạn tuyệt đối không được sử dụng nút bấm cho chức năng này khi đang ở dưới nước.
Lưu ý khi đeo đồng hồ
- Khi bạn đeo chiếc đồng hồ của mình không nên đeo cùng những loại trang sức kim loại vì những loại trang sức này có thể làm xước chiếc đồng hồ của bạn. Nên sử dụng những loại trang sức dây da hoặc vải nhẹ.
- Khi phải lao động nặng như khuân vác đồ bạn cũng không nên đeo đồng hồ để tránh tình trạng đồng hồ có thể bị va đập gây ra trầy xước hoặc hở các núm để nước dễ xâm nhập.
- Trừ những chiếc đồng hồ chuyên dụng chơi thể thao bạn cũng không nên sử dụng những chiếc đồng hồ của mình trong thời gian chơi thể thao. Đồng hồ có thể bị hỏng những linh kiện bên trong khi vận động mạnh hoặc bị rơi trong lúc vận động.
- Trong những lúc sử dụng mỹ phẩm hoặc xịt nước hoa không nên đeo đồng hồ vì chúng có thể gây ảnh hưởng đến dây đeo đồng hồ hoặc vỏ đồng hồ.
Lưu ý đến những lúc không sử dụng đồng hồ
- Không để đồng hồ tại những nơi gần loa, máy tính, tủ lạnh,...do tính từ của những loại thiết bị này có thể gây ảnh hưởng đến động cơ, pin và những linh kiện bên trong của chiếc đồng hồ.
- Dù đồng hồ của bạn làm bằng chất liệu gì thì hầu hết những chất liệu đều có tính giãn nở do nhiệt, vì vậy không để đồng hồ tại những nơi có nhiệt độ dưới 0 độ C hoặc từ 60 độ c trở lên. Tiếp xúc với sự thay đổi nhiệt quá nhanh sẽ làm cho đồng hồ khó trở về hình dạng ban đầu làm ảnh hưởng đến khả năng vận hành của đồng hồ.
- Đồng hồ những lúc không sử dụng nên được cất vào hộp đồng hồ hoặc cất trong tủ kính. Nên sử dụng những loại hộp đựng đảm bảo chất lượng, không bị ẩm mốc gây ảnh hưởng không tốt đến đồng hồ.
- Ngoài ra những lúc không sử dụng bạn có thể vệ sinh đồng hồ của mình bằng những chất vệ sinh chuyên dụng, nhất là đối với những loại đồng hồ có dây da, càng cần chú ý về việc vệ sinh vì dây da rất dễ bị bắt mùi.
Validate your login